TrungTamTiengNhat’s blog

https://ngoainguhanoi.com/trung-tam-tieng-nhat-tai-ha-noi.html

Học bảng chữ tiếng Nhật Kanji - Học Nhật ngữ

Học bảng chữ tiếng Nhật Kanji - Học Nhật ngữ

Khi nói đến tiếng Nhật đầu tiên chúng ta phải nói đến chữ cái Kanji, đây là loại chữ đầu tiên được sử dụng xứ sở hoa anh đào. Giống với một số nước cùng khu vực, Nhật Bản cũng chịu sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, điều rõ nét nhất là chữ viết của Người Nhật từ hồi xa xưa.

Chữ Kanji(漢字 (かんじ)) là loại chữ tượng hình được mượn từ chữ Hán và được mở đường du nhập vào Nhật Bản bởi các nhà sư nước này thời bấy giờ. Bảng chữ cái Kanji được hình thành và bắt nguồn từ Trung quốc khoảng thế kỷ thứ 5.

>>Tìm hiểu bảng chữ cái tiếng Nhật Hiragana - bảng chữ cơ bản

Khi chữ Kanji du nhập từ Trung Quốc sang Nhật Bản, người Nhật cũng đã sáng tạo một bảng chữ cái Kanji mang phong cách riêng của họ. Các nét chữ Kanji được xây dựng từ cách con người nhìn sự vật, hiện tượng rồi mô tả chúng lại bằng nét vẽ nối nhau để phác họa đúng suy nghĩ và trí tưởng tượng.

Bạn học bảng chữ cái tiếng Nhật Kanji sẽ dễ dàng hơn nếu như bạn đã học qua chữ Hán. Bởi vì, trong tiếng Nhật các danh từ và gốc của các động từ, tính từ thường viết bằng chữ Hán gọi là chữ Kanji; đôi khi, các trạng từ cũng được viết bằng loại chữ này.

So với chữ Hiragana thì khi đọc chữ Kanji trở nên dễ dàng và diểu hiểu hơn rất nhiều.

 

1. Cấu tạo của chữ Kanji

 

Để hiểu rõ hơn về cấu tạo của chữ tiếng Nhật Kanji thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về cấu tạo chữ Hán mà người xưa vẫn gọi là “Lục thư” nhé.

Lục thư ở đây bao gồm: tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú và giả tá.

  • Tượng hình : được hiểu là chữ sẽ được vẽ giống hình vật thực , ví dụ: từ Nhật được viết “日”(mặt trời) và từ nguyệt “月” (mặt trăng)...
  • Chỉ sự : tức là phép chỉ vào sự vật mà viết ra chữ, nhìn mà xét ra ý, vẽ trừu tượng , như từ 本 Bản (bổn): gốc cây, Thượng 上 (trên) và Hạ下 (dưới)...
  • Hội ý(hay còn gọi tượng ý) : là ghép hai hay nhiều ký tự tượng hình để biểu thị ý nghĩa chữ muốn có(Là hợp ý của từng phần lại để hình thành nghĩa mới), ví dụ: Minh 明 (nhật nguyệt mà hợp lại thì còn gì sáng bằng)...
  • Hình thanh(còn được gọi là tượng thanh) : là do chữ tượng hình kết hợp lại, trong đó một chữ chỉ âm và một chữ chỉ ý nghĩa(nói cách khác là lấy sự làm tên, mượn thanh để hợp thành). Ví dụ: 江 Giang = sông (thường dùng ở miền Hoa Nam). Gồm chữ 水 Thủy + 工 Công, chữ Tưởng 想 gồm có chữ tương (tướng) 相ở trên chỉ âm và bộ Tâm 心 bên dưới chỉ nghĩa(chữ tưởng này có ý nghĩa; hồi tưởng hay tưởng tượng).
  • Chuyển chú : là lối dùng chữ có cùng một bộ thủ, thanh âm gần nhau, ý nghĩa giống nhau, có thể chú thích cho nhau(hay còn được hiểu mượn từ chữ có sẵn, đem thay hình đổi dạng thành một chữ khác, nhưng có nghĩa tương cận).Ví dụ: chữ Khảo 考 và Lão 老 có âm gần nhau vừa có nghĩa là “già” nên có thể dùng làm 1 cặp chuyển chú, hay chữ 長 Trường (dài) / Trưởng (lớn) (trưởng thành). Do chữ長 trường(dài) đọc thành “trưởng”. Hai âm “trường” và “trưởng” và hai nghĩa “dài” và “lớn” tuy đã chuyển biến nhưng cùng một ý.
  • Giả tá : tức là dùng chữ đồng âm thay cho chữ có nghĩa mới , mà không cần phải tạo ra chữ mới (Vốn là không có chữ, mượn thanh để gửi sự, biến thành âm và nghĩa xa lạ, không có quan hệ duyên do suy diễn).Ví dụ:道 đạo(con đường), sau giả tá thành đạo trong “đạo lý”, “đạo đức”.

Nói tóm lại chữ Hán có 6 cách tạo nên như ở trên nhưng ta thường dùng 4 cách đầu còn 2 cách cuối chủ yếu dùng chơi chữ.

 

Còn chữ Kanji hầu hết được tạo thành từ hai phần: Phần bộ và phần âm. ***Phần bộ: đây chính là phần chỉ ý nghĩa của chữ

Các chữ liên quan tới con người đều có bộ Nhân, liên quan tới nước có bộ Thủy, tới cây có bộ Mộc, tới lời nói có bộ Ngôn…Bộ thường được viết bên trái như bộ Nhân Đứng イ trong chữ Trú住. Chữ 食bộ thực(ăn), Hoặc bên phải như bộ Đao刂 trong chữ Phẫu 剖( dùng để giải phẫu ) hoặc phía trên như bộ Thảo trong chữ Dược 薬 ( Vì thuốc ngày xưa chủ yếu từ cây cỏ ), hoặc phía dưới như bộ Tâm心 trong chữ Cảm 感.

Việc nhận định hình thù và vị trí viết của các bộ hơi khó đối với người mới học, nhưng nếu bạn đã học qua một lần thì có thể nhớ ra ngay, và như vậy mỗi chữ Kanji( 漢字) chỉ cần nhớ phân nửa chữ còn lại ( phần chỉ âm ) là xong và bạn sẽ thấy chữ Kanji đơn giản hơn rất nhiều.

***Phần âm: ở đây là chỉ âm đọc gần đúng của chữ.

Có thể ở đây người ta đã căn cứ theo âm đọc của người Hoa, khi chuyển sang âm Việt, âm này không còn chính xác nữa. Tuy nhiên có thể nhận biết quy tắc này trong 1 số chữ: Ví dụ như ở các chữ sau: 白Bạch (trắng), 拍Phách (nhịp), 泊 Bạc (phiêu bạc),伯Bá (Chú bác), 百Bách (Trăm), 迫Bách ( thúc bách ).

             f:id:TrungTamTiengNhat:20180611105225p:plain

                                     Một số bộ thủ Kanji thường gặp

2. Cách viết chữ Kanji

 

Cách viết chữ Kanji được viết theo thứ tự: trái trước, phải sau, trên trước, dưới sau, ngang trước, sổ sau.

Trong chữ tiếng Nhật Kanji có 8 nét cơ bản:

  • Ngang() viết từ trái sang phải
  • Sổ( 〡 ) là nét đứng, được viết từ trên xuống dưới
  • Chấm(丶) viết từ trên xuống dưới, hoặc phải hoặc trái
  • Hắt(彡) hất chéo từ dưới lên, viết từ dưới trái lên trên phải.
  • Phẩy(ノ) viết từ trên xuống dưới, từ phải qua trái
  • Mác(乀) viết từ trên xuống, từ trái qua phải
  • Gập có 1 nét gập giữa nét
  • Móc nét móc lên ở cuối các nét khác, ví dụ: nét sổ có móc(亅).

Các nét được sắp xếp theo thứ tự quy định. Việc viết đúng các nét theo đúng thứ tự sẽ giúp cho việc bạn có thể viết chữ Kanji(chữ Hán) chính xác hơn, và đếm chính xác số lượng nét viết của một chữ.

Quy tắc viết chữ Kanji (Quy tắc bút thuận):

  • Quy tắc 1: Trên trước dưới sau 三, 志
  • Quy tắc 2: Ngang trước sổ sau 干, 井
  • Quy tắc 3: Phẩy trước mác sau 八, 天
  • Quy tắc 4: Từ trái sang phải 州, 附
  • Quy tắc 5: Giữa trước hai bên sau 小, 水
  • Quy tắc 6: Ngoài trước trong sau 向, 风
  • Quy tắc 7: Vào hết rồi đóng 国, 固

Ví dụ: thứ tự viết của 2 chữ Học và Đại trong bảng chữ Kanji

                     Chữ Học                                                             Chữ Đại

f:id:TrungTamTiengNhat:20180611105324p:plain                 f:id:TrungTamTiengNhat:20180611105356p:plain

Để có thể học tốt, nhanh chữ Kanji bạn cần phải kết hợp 3 phương pháp đó là vừa luyện viết vừa luyện liên tưởng mặt chữ và cuối cùng là luyện cách đọc. Nhưng với đặc thù chữ Kanji bản chất của nó có rất nhiều nét viết, có thể trong giai đoạn đầu khi bạn mới học, bạn sẽ cảm thấy học chữ Kanji rất khó khăn, dễ nản trí . Vì vậy, bạn cần phải tập tính kiên trì, cố gắng ôn luyện thường xuyên, mọi lúc mọi nơi có thể, lặp đi lặp lại hằng ngày, bạn có thể lên lịch biểu để học... Có như vậy thì bạn mới có thể học nhanh tăng tốc và rút ngắn thời gian ghi nhớ nhiều chữ Kanji hơn.

3. Cách đọc chữ Kanji

 

Người Nhật đọc chữ Kanji theo 2 cách cơ bản đó là:

**Cách đọc “on” đọc theo âm Hán (on-yomi): cách đọc này thường dùng trong các từ ghép (Kanji + Kanji), chiếm khoảng 90%.

**Cách đọc “Kun”  đọc theo âm Nhật (Kun-yomi) thường khi Kanji đứng một mình nó hoặc Kanji + Hiraga.

>>Bảng chữ cái tiếng Nhật, bảng chữ cái Hiragana, Katakana, Kanji 

>>Tổng hợp các tài liệu tự học tiếng Nhật hữu ích nhất

Chữ Kanji khi mới bắt đầu học rất khó, vì vậy các bạn phải có phương pháp học, một lịch biểu để học, bạn phải quyết tâm, đừng nản trí nhé, khi học được quy tắc viết chữ Kanji rồi sẽ dễ dàng hơn, chúc các bạn học chữ Kanji trong thời gian sớm nhất.

 

Học Kanji phải kiên trì trong thời gian dài, vì vậy bạn phải cố gắng, chăm chỉ học bảng chữ tiếng Nhật Kanji, mọi sự nỗ lực của bạn ngay hôm nay sẽ là thành qua của ngày mai, hãy quyết tâm các bạn nhé.

 

                                                        Nguồn bài viết: trungtamtiengnhat.hatenablog.com