TrungTamTiengNhat’s blog

https://ngoainguhanoi.com/trung-tam-tieng-nhat-tai-ha-noi.html

Tìm hiểu ngữ âm trong tiếng Nhật - Học tiếng Nhật

                          Tìm hiểu ngữ âm trong tiếng Nhật - Học Nhật ngữ

Trước khi học một ngôn ngữ nào đó, ngữ âm của một ngôn ngữ là một trong những phần quan trọng chúng ta phải biết và học để có thể đọc đúng chính xác, biểu hiện được ngôn ngữ của họ, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ngữ âm trong tiếng Nhật nhé.

Đọc thêm:

>>Bảng chữ cái tiếng Nhật Katakana - Nhật ngữ cơ bản

***Âm tiết trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật âm tiết giữ một vị trí rất quan trọng, nó vừa là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất và vừa là đơn vị phát âm cơ bản nhất. Mỗi âm tiết trong tiếng Nhật được thể hiện bằng một chữ Kana.

Như các bạn đã biết, thì số lượng âm tiết trong tiếng Nhật không nhiều, có tất cả 112 dạng âm tiết. Trong số âm tiết này, có 21 dạng âm tiết chỉ xuất hiện trong các từ ngoại lai được vay mượn, do đó số lượng âm tiết được sử dụng thường xuyên trên thực tế sẽ còn ít hơn.

Khác với tiếng Việt, âm tiết trong tiếng Nhật hầu hết đều không mang nghĩa. Nếu như trong tiếng Việt, có rất nhiều từ được cấu tạo bởi một âm tiết,

và mỗi một âm tiết đều mang ý nghĩa nhất định, VD: tôi, cây, hoa, ấm..., thì đối với tiếng Nhật, phần lớn các từ được cấu tạo từ hai âm tiết trở lên mới có ý nghĩa và mỗi một âm tiết thường không mang ý nghĩa nào cả.

Ngoài ra, cũng có những từ được cấu tạo từ bởi 1 âm tiết và trong trường hợp này thì âm tiết mang ý nghĩa của từ đó theo đúng nghĩa của nó, VD như từ: “き”(ki) có nghĩa là cái cây, “え”(e) có nghĩa là bức tranh, “て”(te) có nghĩa là cái tay... nhưng những từ như vậy chiếm số lượng rất nhỏ trong vốn từ vựng của tiếng Nhật.

 

***Trọng âm trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, trọng âm cũng giữ một vị trí khá quan trọng. Có rất nhiều từ đồng âm nên sẽ có сáсh nhấn giọng khá là đa dạng khác nhau phải tùy vào từng trường hợp. Trọng âm được thể hiện chủ yếu bằng độ cao khi phát âm, và nhờ có trọng âm mà nhiều từ đồng âm khác nghĩa được phân biệt.

Để có thể nắm được cách nhấn giọng trong tiếng Nhật thì bạn cần phải học, nhớ thêm nhiều từ mới tiếng Nhật cũng như luyện tập thường xuyên mọi lúc mọi nơi khi có thể. Có thể lấy ví dụ từ “hashi” để nói đến sự đa dạng về trọng âm trong tiếng Nhật, nếu phát âm cao ở âm tiết thứ nhất của từ thì có nghĩa là “đôi đũa”, được đọc là "hà ѕí"; nếu phát âm cao ở âm tiết thứ hai thì lại có nghĩa là “cây cầu” và được đọc là "há sì". Các bạn thấy đấy, tuy cùng một từ nhưng khi phát âm khác nhau sẽ ra từ có nghĩa khác nhau. Cho nên trọng âm rất quan trọng trong việc bạn biểu thị ý nghĩa lời nói bạn muốn nói.

Tuy nhiên, hầu hết đất nước nào cũng có sự phát âm về trọng âm khác nhau giữa các vùng miền trong quốc gia, và Tiếng Nhật cũng không ngoại lệ các phương ngữ ở Nhật Bản lại có sự phân bố trọng âm không giống nhau. Vì vậy, phương ngữ của thành phố Tokyo Nhật Bản đã được lấy làm ngôn ngữ chuẩn, giống như ở Việt Nam giọng Hà Nội được lấy làm giọng chuẩn.

 

Tiếng Nhật có tất cả 5 nguyên âm: /a, i, u, e, o/ và các phụ âm: /k, s, t, g, z, d, n, m, h, b, p, r/ một số lượng khá ít so với các ngôn ngữ khác. Ngoài ra còn có hai âm đặc biệt đó là âm mũi (N) và âm ngắt (Q).

*** Âm mũi “ん” trong tiếng Nhật

Âm mũi(ん) có 3 cách đọc: n; m và ng tùy vào từng trường hợp mà có cách đọc khác nhau.

Được đọc là “m” khi nó đứng trước các phụ âm p; b; m.

Được đọc là “ng” khi đứng trước các phụ âm : k ; w ; g.

Các trường hợp còn lại hầu như “ん” đều được phát âm là “n”, Âm “n” (ん) đứng cuối âm khác để tạo thành âm “n”, ví dụ như chữ "たん" đọc là tan. Đọc giống như âm “n” của tiếng Việt chúng ta.

**Âm ngắt(Q) trong tiếng Nhật

Âm ngắt (hay còn gọi là khuất âm) trong văn bản Nhật được kí hiệu là chữ “つ” (tsu) nhỏ. Trong phát âm tiếng Nhật nó được đọc bằng cách gấp đôi chữ cái đầu tiên của phiên âm Romaji của chữ cái tiếng Nhật ngay sau âm ngắt.

Chữ "つ" được viết nhỏ hơn so với các chữ khác, và được đọc là chữ "t" trong tiếng Việt.

Ví dụ: きって [kitte]: соn tem

 

***Trường âm trong tiếng Nhật

Trường âm là âm đọc kéo dài trong tiếng Nhật. Khi đọc trường âm có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó.

Ví dụ:

おじさん: chú, bác (Ojisan)- おじいさん: ông ( Ojiisan).

え : bức tranh (e)- ええ: vâng ( ee).

 

***Ảo âm:

Trong tiếng Nhật đối với  bảng chữ hiragana ba chữ sau được viết nhỏ lại được gọi là ảo âm  đó là âm や(ya), ゆ(yu), よ(yo) ; bảng katakana có các nguyên âm a(ア), i(イ), u(ウ), e(エ), o(オ) cũng được viết nhỏ lại. Vậy vì sao lại các các chữ viết nhỏ lại này la ảo âm, bởi vì các chữ được viết nhỏ này làm cho cách phát âm của những từ đi trước nó khác đi nên được gọi là ảo âm.

Ví dụ: “ソファ” (sofa) : ghế sofa

 

>>Tổng hợp các tài liệu tự học tiếng Nhật hữu ích nhất 

Chúng ta đã cùng tìm hiểu về ngữ âm: âm tiết, trọng âm,âm mũi, âm ngắt, trường âm và ảo âm trong tiếng Nhật, mới bắt đầu học Tiếng Nhật  bạn sẽ cảm thấy hơi khó học, nhưng bạn cần phải cố gắng, kiên trì và đam mê thì mới thấy được sự thú vị trong tiếng Nhật, học để thêm kiến thức, kiến thức sẽ không bao giờ thừa với chúng ta các bạn ạ.

                                                        Nguồn bài viết: trungtamtiengnhat.hatenablog.com